Phát triển Chính phủ số Việt Nam giai đoạn mới
Ngày 6/8, Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT đã tổ chức hội nghị tham vấn doanh nghiệp về Chiến lược phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao tại Nghị quyết 01 ngày 1/1/2020 và triển khai xây dựng Chính phủ số - một trong ba trụ cột của Chương trình chuyển đổi số quốc gia, thời gian qua, Bộ TT&TT đã xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.
Dự thảo Chiến lược đã được Bộ TT&TT xin ý kiến rộng rãi các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, các chuyên gia trong nước, quốc tế và đang được hoàn thiện.
Dự thảo Chiến lược xác định tầm nhìn phát triển Chính phủ số Việt Nam đến năm 2030: “Chính phủ số là trụ cột trong mô hình phát triển kinh tế - xã hội, gắn kết Chính phủ số với kinh tế số, xã hội số, giúp Chính phủ có năng lực phục vụ và kiến tạo với mức độ cá thể hóa theo nhu cầu của người dùng và doanh nghiệp, dựa trên phân tích dữ liệu để đổi mới quản trị hành chính công”.
Để hiện thực hóa tầm nhìn trên, trong dự thảo Chiến lược, Bộ TT&TT xác định việc xây dựng, phát triển Chính phủ số gắn kết chặt chẽ với chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh, bảo đảm an toàn, an ninh mạng và chủ quyền số quốc gia theo các quan điểm: Chuyển đổi toàn bộ hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường số; cơ quan nhà nước sử dụng dữ liệu, các công nghệ số để ra quyết định và quản lý xã hội hiệu quả hơn, tạo nền tảng, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia;
Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm; minh bạch hóa, tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào hoạt động của cơ quan nhà nước; hình thành văn hoá số, người dân có thói quen sử dụng dịch vụ số;
Kết hợp hài hòa mô hình tập trung và phân tán; tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; các nền tảng dùng chung cho Chính phủ số phải được làm trước, làm tốt, làm tập trung sau đó nhân rộng; phát triển các nền tảng theo hướng dịch vụ có thể sử dụng tại mọi nơi, không phân biệt cấp chính quyền; Dữ liệu cần được quản lý như là tài nguyên quan trọng, được chia sẻ một cách tối đa trong các cơ quan nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
Mục tiêu kép là gắn phát triển Chính phủ số với phát triển các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam; doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam làm chủ các công nghệ lõi, làm chủ các nền tảng mở phục vụ Chính phủ số; các doanh nghiệp có thể tham gia quá trình cung cấp dịch vụ hành chính công.
Cùng với đó, dự thảo Chiến lược cũng đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai để phát triển Chính phủ số Việt Nam trong giai đoạn mới.
Doanh nghiệp, hiệp hội đánh giá cao dự thảo Chiến lược
Tại hội nghị, đại diện Viettel Solutions, VNPT-IT, VietnamPost, FPT IS, CMC cùng đại diện các hội, hiệp hội trong lĩnh vực CNTT như Hội Tin học Việt Nam, Hội Truyền thông số Việt Nam, Câu lạc bộ phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA) đều cho rằng việc xây dựng Chiến lược là cần thiết và định hướng phát triển Chính phủ số phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới.
Ông Nguyễn Hồng Quang, Chủ tịch Câu lạc bộ Phần mềm tự do nguồn mở (VFOSSA) đánh giá, dự thảo Chiến lược có định hướng rõ ràng, theo xu hướng phát triển của thế giới là phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng điều hành của Chính phủ trong thời đại 4.0.
Có cùng quan điểm với đại diện VFOSSA, ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông, Hội Truyền thông số Việt Nam nhận định, dự thảo Chiến lược rất chi tiết và có trọng tâm về mặt kế hoạch hành động. Đặc biệt, Chiến lược có những điểm đột phá để tiếp cận xu hướng quản trị công chung của thế giới.
“Chẳng hạn như quan điểm cá nhân hóa dịch vụ công phục vụ trực tiếp theo nhu cầu của người dân, doanh nghiệp là điểm tôi nghĩ rất tiến bộ, các nước phát triển trên thế giới cũng đang đi theo xu hướng này để thực hiện”, ông Đồng dẫn chứng.
![]() |
Cơ chế để doanh nghiệp cùng nhà nước phát triển Chính phủ số, kinh phí đầu tư cho CNTT và vấn đề tạo lập, quản lý, chia sẻ dữ liệu là những nội dung được nhiều đại biểu góp ý cho dự thảo Chiến lược (Ảnh minh họa). |
Tổng thư ký Hội Tin học Việt Nam Nguyễn Long cũng khẳng định: Việc Bộ TT&TT xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 là rất quan trọng và đúng hướng. Theo ông, một điểm nổi bật của dự thảo Chiến lược là đã đưa ra vai trò tham gia tích cực của doanh nghiệp, gắn kết doanh nghiệp công nghệ số với chương trình và có những đột phá như giao doanh nghiệp thực hiện những công việc mà trước chỉ nhà nước làm.
Ông bày tỏ mong muốn Chiến lược này sớm được hoàn thiện, trình Thủ tướng ban hành để thực hiện bước đầu tiên trong quá trình thay đổi nhận thức, chuyển đổi phương thức điều hành quốc gia từ môi trường truyền thống, môi trường ứng dụng tin học sang môi trường số và hướng tới quốc gia số.
Bên cạnh đó, trong khuôn khổ hội nghị tham vấn, các đại biểu đã nêu ý kiến đóng góp để góp phần hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển Chính phủ số, cụ thể: Cân nhắc, xem xét các mục tiêu để đảm bảo tính khả thi; Quan tâm đến việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đánh giá các phần mềm ứng dụng khi đưa vào thực tế; Hoàn thiện môi trường pháp lý, đơn giản hóa thủ tục để các doanh nghiệp có thể đồng hành cùng cơ quan nhà nước trong các dự án phát triển Chính phủ số.
Đồng thời, các đại biểu cũng đề xuất dự thảo Chiến lược cần nhấn mạnh hơn đến việc sử dụng dữ liệu để ra các quyết định điều hành, lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; Quy định cụ thể việc địa phương cần dành tối thiểu 1% ngân sách chi thường xuyên để dành cho hoạt động ứng dụng CNTT; Bổ sung giải pháp xây dựng kho phần mềm phục vụ Chính phủ số dùng chung ở quy mô quốc gia…
Vân Anh
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vừa được phê duyệt, với tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.
" alt=""/>Sớm trình dự thảo Chiến lược phát triển Chính phủ số Việt Nam đến năm 2025Theo danh sách trúng đấu giá, 46 lô đất trên được 8 người “ôm” hết, tổng số tiền trúng đấu giá lên tới hơn 50 tỷ đồng.
Tuy nhiên cũng từ khi có kết quả trúng đấu giá đến nay, những người trúng đấu giá không thực hiện nghĩa vụ tài chính nên đành phải bỏ cọc sau khi hết thời gian theo quy định.
Lý giải về việc trên, ông Dũng cho biết, nguyên nhân là do đợt sốt đất vừa qua “cò” đẩy giá lên quá cao, khi trúng không “lướt” được.
![]() |
Quyết định hủy kết quả trúng đấu giá |
“Thông thường giá lô đất ở địa phương vị trí này người dân mua bán với nhau giá chỉ dao động khoảng 600 triệu đồng, “cò” đẩy giá quá cao người dân không thể mua được nên toàn bộ 46 lô trúng đấu giá khách không vào tiền được lô nào và chấp nhận mất cọc, tổng tiền cọc hơn 2 tỷ đồng”, ông Dũng chia sẻ.
Cũng theo ông Dũng, mới đây cơn sốt đất lắng xuống, địa phương cũng mới đấu giá 7 lô ở vị trí mặt bằng đẹp hơn khu Đồng Vũng Cao, giá khởi điểm 600 triệu, người dân bỏ lên hơn 700 triệu là trúng.
![]() |
Vị trí đất ở quê được "cò" thổi lên gấp 5 lần giá khởi điểm |
Ông Lê Đình Sỹ, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân cho biết, huyện vừa ra quyết định hủy kết quả trúng đấu giá 46 lô đất ở xã Xuân Sinh do quá 120 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền sử dụng đất của cơ quan thuế, người trúng đấu giá không nộp đủ tiền nên bị hủy kết quả.
“Sát ngày hết hạn nộp tiền theo quy định, những người trúng đấu giá vẫn không nộp tiền và đã có văn bản gửi huyện xin ra hạn với lý do Covid-19, tuy nhiên khi tham khảo ý kiến bên thuế, thì trường hợp này không thuộc đối tượng được miễn giảm, do đó huyện có văn bản trả lời không đồng ý và báo cáo UBND tỉnh, đồng thời hủy kết quả trúng đấu giá theo quy định”, ông Sỹ thông tin.
Trước đó, UBND huyện Hoằng Hóa, huyện Quảng Xương cũng đã có quyết định hủy bỏ kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất hàng chục lô đất do người trúng đấu giá không nộp đủ tiền và chấp nhận bỏ cọc.
Lê Dương
Công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện một số chủ đầu tư tiến hành ký hợp đồng với các doanh nghiệp môi giới, sàn bất động sản (BĐS) để huy động vốn khi chưa đủ điều kiện, vi phạm pháp luật về kinh doanh BĐS.
" alt=""/>Đấu cao gấp 5 lần giá khởi điểm, ‘cò’ ở Thanh Hóa bỏ cọc 46 lô đấtSở dĩ Bluezone không sử dụng quyền truy cập vị trí bởi về bản chất, ứng dụng này được tạo ra với mục đích ghi nhận các tiếp xúc tầm gần. Điều này được thực hiện thông qua kết nối Bluetooth giữa thiết bị của những người sử dụng ở gần nhau.
Việc sử dụng GPS sẽ không giải quyết được bài toán tối quan trọng là xác định việc tiếp xúc gần để tìm ra người có khả năng lây nhiễm. Điều này dễ nhẫn thấy nhất trong trường hợp mọi người có cùng một tọa độ nhưng lại ở các tầng khác nhau trong cùng một tòa nhà
Bên cạnh đó, nếu sử dụng công nghệ định vị vệ tinh GPS, ứng dụng sẽ thu thập dữ liệu về vị trí, quyền riêng tư của người dùng vì vậy cũng sẽ bị xâm phạm. Đây chính là lý do mà công nghệ Bluetooth được lựa chọn sử dụng nhằm truy vết người nghi nhiễm Covid-19.
Khi người dùng Bluezone đứng cách nhau với thời gian đủ lâu trong phạm vi 2 mét, ứng dụng Bluezone trên thiết bị của cả 2 sẽ tự động ghi lại mã ID của nhau. Đây là cách để xác định một người đã từng tiếp xúc với ai.
Với việc sử dụng công nghệ xác định tiếp xúc bằng Bluetooth, ứng dụng Bluezone sẽ chỉ ghi nhận 2 người có gặp nhau lúc nào đó và trong bao lâu. Vị trí gặp nhau ở đâu ứng dụng hoàn toàn không biết.
Người sử dụng Bluezone cũng sẽ không biết rõ danh tính của người từng tiếp xúc bởi việc ghi nhận này được thực hiện dưới dạng mã ID. Mã ID này do hệ thống tự sinh ra. Người dùng hoàn toàn ẩn danh. Để đảm bảo tính riêng tư, mã định danh này thậm chí sẽ thay đổi cứ sau mỗi 15 phút.
Vì sao Bluezone đòi cấp quyền truy cập ảnh, phương tiện, tệp?
Trả lời câu hỏi này, ông Đào Công Anh - Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) cho biết, Bluezone chỉ sử dụng quyền truy cập tệp để ghi lại lịch sử tiếp xúc của người dùng với nhau. Thông tin này sau đó sẽ được lưu trên thiết bị.
![]() |
Người dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng Bluezone. Đây là ứng dụng được sự bảo hộ của Bộ TT&TT. Bluezone không ảnh hưởng tới quyền riêng tư của người dùng. Ảnh: Trọng Đạt |
Trong trường hợp có một người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19, cơ quan y tế sẽ hỏi họ có sử dụng ứng dụng Bluezone không. Nếu câu trả lời là có, mã ID ứng dụng Bluezone trên thiết bị của người này sẽ được đưa lên hệ thống.
Hệ thống sau đó sẽ gửi mã ID này tới thiết bị của tất cả những người sử dụng Bluezone. Ứng dụng sẽ so sánh mã ID này với lịch sử tiếp xúc trên thiết bị để đưa ra cảnh báo nếu trùng khớp. Do ứng dụng không hề tải dữ liệu lên server, quyền riêng tư của người dùng vì thế sẽ được đảm bảo.
Nhìn chung, ứng dụng Bluezone là cách hiệu quả nhất để xác định việc tiếp xúc gần, từ đó tìm ra các ca lây nhiễm trong cộng đồng. Việc sử dụng ứng dụng Bluezone hoàn toàn không ảnh hưởng tới quyền riêng tư của người sử dụng. Do vậy, người dùng không nên nghe theo các thông tin lan truyền trên mạng, thay vào đó hãy cài đặt ứng dụng Bluezone để tự bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng.
Trọng Đạt
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19